Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019


ĐÌNH NGHĨA LẬP
MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ QUÝ GIÁ
(Đình Nghĩa Lập có từ năm 1689?)

          Đình Nghĩa Lập trước hết là công trình tín ngưỡng của nhân dân làng Nghĩa Lập dựng nên từ xưa để tôn thờ đức thánh làm thần hoàng làng. Theo các nguồn tư liệu còn lưu lại ở đình như sắc phong, hoành phi, câu đối (và trước còn có thần tích) cùng sự thờ phụng, ngưỡng vọng của nhân dân, truyền tích lưu giữ trong lời kể, trí nhớ những bậc cao niên trong làng, cho biết: Thanh Hòa là một bộ tướng của Đức Phù Đổng Thiên Vương, đã có công trừ giặc Ân, bảo vệ nền độc lập của quốc gia Văn Lang thời Vua Hùng Vương thứ 6.





                               Di tích Lịch sử - Văn hóa đình Nghĩa Lập năm 1995

Câu đối chữ Hán còn lại ở đình, cho biết rõ công tích của Đức Thánh và sự nhớ
ơn ngưỡng vọng của nhân dân.
Thí dụ:
1- Kháng ân vĩnh điện Hồng Bàng tộ,
- Phù việt hàm thành thiết mã công.
2 - Dực Đổng, bình ân vũ bộ dương niên lưu thánh tích
- Tỉ dân hộ quốc nghĩa hương cổ ngưỡng thần quyền.

Việc thờ phụng Đức Thánh có từ rất lâu đời và thực sự tôn nghiêm. Dân làng từ
ngàn xưa không ai được gọi hoặc đặt tên con cháu trùng với tên của Đức Thánh, mà phải đọc gọi chệch đi: Thành Hòa là Thành Huề.

Sự thờ phụng chính đáng và tôn nghiêm của nhân dân Nghĩa Lập đối với Đức
thánh, được các triều vua phong kiến Việt Nam thừa nhận và ban sắc các sử thần của Quốc sử quán biên soạn thần tích, nhiều người ca ngợi bằng đại tự và các câu đối. Hiện nay trong đình Nghĩa Lập còn lưu giữ 12 đạo sắc của các triều vua Lê – Nguyễn phong tặng đức thánh làng Nghĩa Lập. Đó là các đạo sắc của các triều vua:

- Lê Cảnh Hưng năm thứ 44 (từ đời vua Lê Hiển Tông năm 1783).
- Quang Trung năm thứ tư (tức vua Tây Sơn) 1791
- Cảnh Thịnh tứ niên (Nguyễn Quang Toản, con Quang Trung) năm 1796
- Minh Mệnh ngũ niên (1824)
- Tự Đức tam niên (1845), Tự Đức tam thập tam niên (1880).
- Thiệu Trị tứ niên (1844), Đồng Khánh nhị niên (1887), Khải Định cửu niên (1924).
- Thời nay có Bằng chứng nhận di tích và lịch sử văn hóa của bộ băn hóa (1995).

Việc ban sắc và bằng di tích không chỉ là sự thừa nhận của Nhà nước các thời từ
phong kiến đến XHCN, mà còn chứng tỏ việc thờ phụng của nhân dân Nghĩa Lập đối với đức thánh Thành Hòa có từ rất lâu đời, trở thành tín ngưỡng của toàn dân từ hàng nghìn đời nay; biểu hiện đạo lý sống cao đẹp của người Việt Nam ta: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Tôn vinh nhớ ơn những bậc anh hùng có công với dân, với nước.

Việc thờ phụng, ngưỡng vọng của nhân dân Nghĩa Lập đối với đức thánh, được tập trung tại đình làng. Tại đây, từ rất xưa người Nghĩa Lập đã lập nên ngôi đình để tôn thờ Đức Thánh với tất cả niềm trân trọng, sùng kính, tôn nghiêm tố hảo; Vì vậy, ngôi đình làng không chỉ là công trình tín ngưỡng, mà còn là một kiến trúc nghệ thuật cổ quý giá, mà trải qua bao cuộc dâu bể hôm nay vẫn còn.

Nơi dựng đình trước hết là chỗ “địa linh” trong tâm thức và lòng yêu quý, tự hào
với quê hương của người Nghĩa Lập, làng quê mình là đất “tứ linh” - vừa thiêng liêng vừa là nơi thắng địa mà lời văn trong bản mục lục cho thấy Nghĩa Lập thật sự là một nơi địa linh cảnh quan cảm tử của đất Đông Ngàn xưa: “Đất ta nay, cõi bắc đâu tày, huyện Đông tiếng nức, mãi tả nọ thanh long uốn khúc, quy sà, hợp thế rõ ràng, bên hữu kia bạch hổ dương vây ngư nhạn phô hình trùng chấp, dọc lòng cờ giới thủy chảy qua, non gia bút khách sơn đứng sắp, nước lưu loát tứ bề vương tướng, ngôi thần cung chăm chắm đặt bày…”

Người Nghĩa Lập tìm chọn nơi địa linh chung tú khí của làng để dựng đình. Đó
là nơi đầu rồng mà tòa đại đình ở giữa trán rồng, hậu cung là sống rồng, ao đình là mắt rồng, giếng là tai rồng. Đáng trân trọng, đó là tình yêu và niềm tự hòa về mảnh đất quê mình của người Nghĩa Lập.

Trên vị trí “địa linh” ấy, người Nghĩa Lập đã dựng đình, trồng cây, đào ao, làm
giếng, đắp đường đi tạo nên một cảnh sắc vừa uy nghiêm, vừa tố hảo với mái đình rêu phong cổ kính, có bóng đa trùm mát, bến nước trong xanh, phía trước là cánh đồng lúa màu mỡ bên cạnh là làng xóm trù phú đông đúc, ngôi đình vừa là chốn thiêng liêng vừa rất thân thuộc, gần gũi gắn bó với làng quê, với cuộc sống của mỗi đời người.
Đình Nghĩa Lập là một công trình kiến trúc khá quy mô đồ sộ, truyền rằng, đình vốn hướng tây, là chốn rất linh thiêng, ai đi qua cũng phải ngả nón, cúi đầu, ai xấc xược hỗn láo xâm phạm tới đình, hoặc tỏ vẻ coi thường, sẽ bị thánh trừng phạt. Sau đó, cách đây khoảng 100 năm, dân làng tu sửa lớn và xoay lại hướng như ngày nay, với các hạng mục công trình: cổng tam môn, tường bao, sân, hai dãy tảo xá hai bên, giữa là tòa đại đình, rồi đến hậu cung. Trùm bóng mát là các cây cổ thụ xum xuê như đa, muỗm.
Ngày nay, chỉ còn lại tòa đại đình và hậu cung sân và cây đa cổ thụ, giếng và ao, song đó là công trình chính, cho thấy đình Nghĩa Lập là một di tích di sản kiến trúc nghệ thuật cổ quý giá.

Tòa đại đình cao lớn, đồ sợ, quay nhìn hướng Tây Nam, phía trước là sân gạch lát
rộng, cây đa cổ thụ, rồi đến cánh đồng lúa. Công trình chính này gồm 3 gian hai dĩ hai trái, có đao cong mái uốn mềm mại, bờ dải hoa chanh, hai bên có nghê chầu, theo kiểu thức truyền thống như nhiều ngôi đình ở làng quê đất Việt. Khung gỗ lim, mái lợp ngói, tường xây gạch, khung đình gồm 4 vì, mỗi vì từ hàng chân, theo một kiểu thức thống nhất cho thấy tòa đại đình là do một hiệp thợ mộc dựng nên.

- Vì bên kiểu thức: thượng câu đầu trụ con chồng, hạ kẻ gốc, xà nách, phần chạm
khắc trang trí ở đầu dư (dưới câu đầu) con chồng và đầu bẩy.

- Vì giữa theo kiểu thức: thượng trụ, câu đầu con chồng, hạ cốn nách. Phần chạm
khắc trang trí tập trung ở cốn và đầu dư.

Nối với tòa đại đình là tòa hậu cung gồm 3 gian chạy dọc (hai gian trong và một
gian ngoài). Kiểu thức cột trụ câu đầu con chồng xà nách, riêng vì ngoài trước cửa cấm theo kiểu thức thượng câu đầu trụ con chồng, hạ cốn nách có trang trí hình rồng mây chạm nổi.

Nhìn chung, đình Nghĩa Lập cơ bản là sản phẩm kiến trúc thời Nguyễn với đặc
điểm quy mô vừa đồ sộ vừa cao lớn, khác hẳn với các ngôi đình thời Lê tuy có đồ sộ, nhưng mái thấp, với những đầu đao cong vút mềm mại. Quả vậy, dòng chữ Hán ghi ở xà thượng bên trái gian ngoài hậu cung với nội dung: “Gia Long tứ niên tuế thứ Ất Sửu tam nguyệt tự kỷ trong niên chi tứ nhất bách nhị thập niên” là thông tin chính xác đến ngày nay rằng tòa đại đình được dựng lại vào năm Gia Long thứ tư (1805) Ất Sửu, và vốn ngôi đình đã có cách thời điểm đó là 120 năm, tức khoảng 1685 (Ất Sửu). Nay trùng tu lại có thêm tư liệu ghi là “ Gia Long năm thứ 7 - 18/3 năm Mậu Thìn - 1808”, đầu đối của chính cái xà này còn dòng chữ:" Tự Kỷ Tỵ niênchí từ cộng nhất bách nhị thập niên" tạm dịch: " từ năm Kỷ Tỵ thêm với một trăm hai mươi năm". Có lẽ đây là thời gian sau một năm trung tu đã xong (trùng tu năm Bính Thìn - 1808 xong năm Kỷ Tị - 1809). không biết do các nhà khảo cổ dịch nhầm hay còn tư liệu nào khác.
(Xem thêm phần ảnh dưới bài viết này)


1
3

4



2


  Ảnh 1: chứng tính còn lại " Gia Long thất niên ..."
Ảnh 2: Cộng thêm ảnh 1 ..."Gia Long thất niên tuế Mậu Thìn tam nguyệt thập bát nhật cát thời".
Tạm dịch: Giờ đẹp ngày 18 tháng 3 năm Mậu Thìn vào Năm Gia Long thứ 7 (18/3/1808)
Ảnh 3 - 4: phần chữ này nằm trên cùng một xà với ảnh(1;2) phía đầu đối.
Phiên âm: Tự Kỷ Tỵ niên chí từ cộng nhất bách nhị thập niên
dịch: Từ Kỷ Tỵ niên thêm với 120 năm
                                                                                       
Tìm hiểu kỹ nghệ thuật chạm khắc, trang trí của đình Nghĩa Lập, sẽ thấy rõ dấu
ấn nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai thời đại Lê và Nguyễn - tám đầu dư, thì 7 đầu dư ở tòa đại đình thể hiện phong cách nghệ thuật riêng. Đó là hình các râu rồng dạng lưỡi mác từ râu rồng phía dưới xoắn vào nhau. Đây là đặc điểm nghệ thuật điêu khắc và trang trí thời Lê, vẫn thường thấy ở các ngôi đình ở Hà Bắc xưa như đình Hồi Quan, đình Thổ Hà, đình Đáp Cầu, vốn có niên đại vào thế kỷ XVII. Điều này cho hay rằng, khi sửa dựng lại ngôi đình vào thời Nguyễn, triều Gia Long năm thứ bảy (1808), người ta đã giữ lại một số thành phần kiến trúc cũ của ngôi đình thế kỷ XVII (1688) trong đó có 7 đầu dư và có thể một vài chiếc cột, xà. Và người xưa đã không quên ghi lại thời điểm dựng đình lại và còn cho biết thời điểm ấy cách thời điểm khởi dựng ban đầu là 120 năm.
Ngoài 7 đầu dư như vừa kể, còn toàn bộ trang trí điêu khắc, cùng các đồ thờ tự ở đình Nghĩa Lập là sản phẩm nghệ thuật thời Nguyễn. Đề tài trang trí rất quen thuộc vẫn là “tứ linh, tứ quý”, mặt hổ phù, song không đơn điệu mà rất sinh động. Long cuốn thủy, với rùa bơi lượn giữa hoa lá sen trong hồ, rồng cuộn khúc trong mây… Nghệ thuật chạm khắc đã tài khéo, tinh xảo với các đồ án hoa văn phong phú, lại được sơn son thếp vàng rực rỡ (nhất là bức cửa võng) càng tôn vẻ nghiêm tố hảo của ngôi đình, làm cho nơi thờ tự đức thánh thật sự sùng kính.

Trong số những di sản nghệ thuật thời Nguyễn ở đình Nghĩa Lập, không thể không
kể đến các đồ thờ tự, tế lễ rước sách bày đặt ở gian giữa tòa đại đình và trong hậu cung.
Gian giữa tòa đại đình đặt tíu gỗ (thay hương án) dưới bức cửa võng sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên tíu gỗ đặt các đồ thờ: Bình hương sứ, đài gỗ, ống hoa ống hương, hai bên là giá đặt siêu đao bát biểu. Phía sau tíu gỗ đặt kiệu song hành sơn son thếp vàng. Trên các cột treo câu đối sơn son thếp vàng.

- Hậu cung, trên cửa là bức hoành phi với 4 chữ “Nghĩa dĩ vi thượng” cho hay
người Nghĩa Lập luôn trọng chữ nghĩa, xem nó là đạo lý trên hết, tối thượng đúng như Nguyễn Trãi đã tổng kết và chiêm nghiệm:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,
Lấy chí nhân thay cường bạo…”

Tạm hiểu nghĩa đen của chữ “Nghĩa”là vậy còn nghĩa bóng của chữ này ta ngầm
hiểu với nhau là; Nghĩa Lập trước đây là đầu tổng được các làng tôn trọng và trân quývới danh xưng hương đầu tổng. Vậy, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa như Nghĩa Lập được đưa lên hàng trên. Đó, ta mới thấy hàm ý sâu sắc của hàng chữ đại tự này mà không đâu có.
Trên án gian trong hậu cung là sập thờ, trên đặt ngai và bài vị sơn son thếp vàng.
Chạm khắc tinh xảo tài nghệ, ngoài ra còn có hòm sắc, bình hương, đài gỗ và các đồ thờ bằng đồng.

Các đồ thờ tự ở đình Nghĩa Lập thực sự là những di sản nghệ thuật của dân tộc ta
thời Nguyễn, có giá trị lịch sử và bảo tàng. Điều đáng lưu ý là di sản nghệ thuật này, nhất là nghệ thuật điêu khắc gỗ, sơn son thếp vàng, tồn tại ở làng quê Nghĩa Lập ngày nay - nơi mà nghề thủ công chạm khắc đã và đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng, thì những di sản đó không chỉ có giá trị lịch sử và bảo tàng, mà còn có giá hiện thực rất lớn lao, những mẫu hình và tiêu bản cho những tay thợ nâng cao trình độ của mình, để không những tiếp thu di sản văn hóa của dân tộc của cha ông, mà còn phải phát triển nâng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thưởng thức nghệ thuật của khách hàng trong và ngoài nước.

Giá trị của đình Nghĩa Lập lại càng được xác định, bởi nó không chỉ là một công
trình kiến trúc nghệ thuật cổ thời Lê - Nguyễn, mà đây là trung tâm tín ngưỡng, là nơi diễn ra, nuôi dưỡng và bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần của người Nghĩa Lập qua trường kỳ lịch sử với bao thăng trầm biến đổi. Ngôi đình vẫn trường tồn cùng làng quê và con người, bởi sự yêu quý, bảo vệ và góp công của tu bổ, tôn tạo của toàn dân. Nơi thờ phụng tôn nghiêm Đức thánh, đồng thời cũng là trung tâm diễn ra các sinh hoạt văn hóa tâm linh phong phú và đặc sắc của người Nghĩa Lập.

- Tổ chức các hội lệ đình đám, với các nghi thức rước sách tế lễ, các tiết mục độc
đáo. Thi đọc mục lục, hát cô đầu và thi cỗ, tế thần nông, cấy ruộng xuống đồng của ông đám…
- Bàn định những công việc của dân thôn để duy trì và phát triển “thuần phong
mỹ tục”, bài trừ, lên án những hành vi xâm phạm truyền thống đạo lý sống cao quý của quê hương.

- Tổ chức đón rước chạ anh Ngọc Lôi (Tục này nay không còn), nhằm mở rộng
và thắt chặt mối quan hệ làng xã, tăng cường sự đoàn kết cộng đồng để phát triển đời sống của mỗi thành viên cũng như của làng xã.

Hiển nhiên, không thể nói tới những hạn chế tiêu cực ở “chốn đình chung”. Ngôi
thứ, phe giáp (Chữ “giáp” là từ cổ, nó tương đương với xóm, khu... Từ này giờ ít dùng) nơi góc chiếu đình làng, những luật tục, hương ước xưa có phần nặng nề, khắt khe, những nghi thức quá cầu kỳ, tốn kém hoặc phiền nhiễu, là những hạn chế, mà trong tiến trình phát triển của xã hội và nhất là thời kỳ sau cách mạng đến nay, đã từng bước được loại bỏ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đường lối đúng đắn của Nhà nước, nhân dân Nghĩa Lập đã biết chọn lựa những giá trị “thuần phong mỹ tục”, gạt bỏ những “hư phong hủ tục” để xây dựng làng văn hóa Nghĩa Lập, xứng đáng với lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến quê hương. Trong sự nghiệp xây dưng quê hương đất nước và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ấy, ngôi đình vẫn giữ vai trò quan trọng và trở lên cần thiết với các hoạt động cộng đồng. Đình làng không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn trở thành trung tâm văn hóa của làng quê Nghĩa Lập.

THẤT TUẦN KHÁNH HẠ


     柒 旬慶賀
業 師 壹 世 享 榮 华
徒 重 情 朋 富 貴 多
 祖 蔭 家 生 瑞 氣
柒 旬 飮 酒 咏 詩 哥
       己亥年孟 
            
THẤT TUẦN KHÁNH HẠ
Phiên âm:
Nghiệp sư nhất thế hưởng vinh hoa
Đồ trọng, tình bằng phú quý đa
Tổ ấm ân gia sinh thụy khí
Thất tuần ẩm tửu vịnh thi ca
Kỷ Hợi niên mạnh Đông
              Nguyễn Thạc Điền bút

Dịch nghĩa:
MỪNG THỌ BẨY MƯƠI
Một đời làm nghề giáo hưởng vinh hoa
Được nhiều sự kính trọng của trò và tình cảm bè bạn  
Che chở của tổ tiên, nhớ ơn gia đình có hạnh phúc
Tuổi 70 uống rượu và hát ca ( lộc của tao nhân)
                    Mùa Đông năm Kỷ Hợi
                         Nguyễn Thạc Điền viết

LÃO THƯỢNG


老上
本族家有老人
延年福蔭祖留恩
明強信義雙全壽
繼代名聲仰佩薰
     戊戌年孟 
        
               祝兄長享老上
Bản tộc gia phong hữu lão nhân
Diên niên phúc ấm tổ lưu ân
Minh cường tín nghĩa song toàn thọ
Kế đại danh thanh ngưỡng bội huân
Mậu Tuất niên, Mạnh đông
Nguyễn Thạc Điền            
chúc huynh trưởng hưởng lão thượng

TẾT


Tết rồi chẳng thấy cái chi chi
Giá lợn thì tăng lương chậm rì
Mọi thứ vây quanh toàn những nợ
Nợ đời nợ nghiệp nợ tình si

KHÁN DUY TIÊN

Phiên âm:
KHÁN DUY TIÊN
Tương phùng ngư thủy hảo cơ duyên
Hứng khúc văn chương ngộ thủy hiền
Đạo hữu tri giao cầu bản huệ
Nho gia học vấn tích căn huyên
Đê cao bất luận danh bài cấp
Cường nhược vô phân lão ấu niên
Giảng dịch cung tư đàm liễu giải
Tâm đồng dưỡng thức khán duy tiên
Nhâm Thìn niên đông tiết
Nguyễn Thạc Điền
Tạm dịch:
NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC
Gặp nhau là cơ duyên tốt như cá với nước
Vui khúc văn chương thấy được gốc rễ của đạo thánh hiền
Bạn bè giao lưu cầu cho nhau trí tuệ
Nhà nho (những người biết chữ Hán) học hỏi giữ gìn trí tuệ
Cao thấp không bàn về bằng cấp, danh vị
Khỏe yếu không phân trẻ già
Cùng nhau giảng, dịch đàm đạo về chữ
Một lòng tu dưỡng nhận thức nhìn về một hướng phía trước
Mùa Đông năm Nhâm Thìn (12/2012)
Nguyễn Thạc Điền